Kỷ nguyên tàu buồm Tàu chiến chủ lực

Tàu chiến tuyến là những tàu chiến chủ lực của thời đại tàu buồm. Trong ảnh là tàu chiến tuyến Santa Ana của Tây Ban Nha, một ví dụ rất lớn với 112 khẩu pháo

Trước khi có sự ra đời của những tàu chiến bọc thép vào thời điểm cuối thế kỷ 19, tàu chiến chủ lực trong Kỷ nguyên tàu buồm thường được hiểu là một con tàu phù hợp với hệ thống xếp hạng của Hải quân Hoàng gia Anh về một tàu chiến tuyến được phân loại hạng nhất, hạng hai, hạng ba hoặc hạng tư:

  • Hạng nhất: 100 khẩu pháo trở lên, thường được bố trí trên ba hoặc bốn sàn tàu. Các tàu chiến tuyến bốn sàn tàu dễ gặp nạn trong điều kiện biển động và sàn tàu thấp nhất thường hiếm khi khai hỏa ngoại trừ trong điều kiện yên tĩnh.
  • Hạng hai: 90 – 98 khẩu pháo.
  • Hạng ba: 64 – 80 khẩu pháo (mặc dù tàu chiến tuyến hạng ba mang 64 khẩu pháo có kích thước nhỏ và số lượng không nhiều trong bất kỳ thời đại nào).
  • Hạng tư: 46 – 60 khẩu pháo. Đến năm 1756, những con tàu này được thừa nhận là quá yếu để có thể đứng trong hàng ngũ chiến đấu và bị loại xuống làm nhiệm vụ phụ trợ, mặc dù chúng cũng hoạt động ở vùng nước nông của Biển Bắccận duyên hải của Hoa Kỳ, nơi các tàu chiến tuyến lớn hơn không thể ra khơi.

Tàu frigate được xếp vào hạng năm; hạng sáu bao gồm các tàu frigate nhỏ và tàu corvette. Vào thời điểm cuối Chiến tranh Napoléon và cuối thế kỷ 19, một số tàu frigate lớn hơn và mạnh hơn được xếp vào hạng tư.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu chiến chủ lực http://www.ww2pacific.com/notpearl.html http://www.ww2pacific.com/pearlus.html http://www.marines.mil/unit/hqmc/Pages/GenAmos'spe... http://www.solarnavigator.net/history/pearl_harbou... http://www.forcez-survivors.org.uk/ https://d-nb.info/gnd/4204501-0 https://archive.org/details/priceofadmiralty00keeg... https://web.archive.org/web/20110117045247/http://... https://web.archive.org/web/20181010175752/http://... https://www.wikidata.org/wiki/Q1194368#identifiers